Thay bàn thờ mới là thủ tục quan trọng, cần phải thực hiện theo đúng quy trình. Bởi bàn thờ là một vật linh thiêng, nơi hội tụ linh khí, quyết định đến vận mệnh của gia chủ. Vậy bạn có biết các thủ tục thay bàn thờ như thế nào? Hãy để Tâm Phát chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

Khi nào nên thay bàn thờ mới?
Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà và những vị thần linh che chở cho gia đình. Theo các nhà tâm linh học, bàn thờ cần được thay thế khi nó gặp phải vấn đề như mối mọt, hỏng hóc hoặc thay đổi không gian thờ cúng… Việc thay bàn thờ mới nhằm đảm bảo sự uy nguy, trang trọng của phòng thờ và chuẩn phong thủy.
Thay thế bàn thờ cần tuân thủ theo quy chuẩn nhất định. Bởi việc này không chỉ thể hiện cái tâm, tấm lòng thành kính của gia chủ với bề trên mà còn thể hiện ý nghĩa cao đẹp về mặt tâm linh, tín ngưỡng. Một số công việc cần chuẩn bị: chuẩn bị văn khấn, dọn dẹp đồ cúng cũ trên bàn thờ, chọn ngày giờ….

Thủ tục thay bàn thờ mà gia chủ cần biết
Thủ tục thay bàn thờ mới không quá cầu kỳ, nhiều công đoạn. Tuy nhiên, có một số điểm quan trọng mà gia chủ cần nhớ.
Chọn ngày tốt
Thay bàn thờ là việc làm ảnh hưởng nhiều đến tâm linh, phong thủy. Do đó, trước khi thay, gia chủ cần xem lịch vạn niên nhằm chọn ngày tốt, giờ đẹp. Trên thực tế, không có quy định cụ thể thay bàn thờ mới vào tháng nào thì tốt. Tuy nhiên, gia chủ nên chọn thay vào ngày tuần rằm hàng tháng là tốt nhất.
>>>Xem thêm: Cách xem ngày tốt chuyển nhà theo tuổi chính xác nhất 2023
Sắm lễ thay bàn thờ mới
Trước khi tiến hành lễ thay bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị đồ lễ đầy đủ. Lễ này sẽ gồm có các loại sau:
- Một đĩa xôi và một con gà trống (hoặc thịt lớn luộc).
- Năm quả trứng gà sống, hai gram thịt lợn vai để sống. Trứng gà và thịt lợn sau khi cúng xong mới đem đi luộc chín.
- Trầu cau.
- Rượu trắng.
- Một đĩa muối.
- Một đĩa gạo.
- Hoa tươi.
- Quần áo, mũ quan, ngựa trắng.
- Tiền vàng, nến, hương…
Đồ lễ cần được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất trước giờ làm lễ. Gia chủ nên giữ lòng thành tâm để thần linh, tổ tiên phù hộ cho bạn. Ở một số địa phương, đồ lễ sẽ có thêm một số món khác. Gia chủ nên tìm hiểu để sắm đúng đồ lễ hợp với phong tục quê hương.
Chuẩn bị văn khấn thay bàn thờ
Sau khi bày lễ thay bàn thờ xong xuôi, gia chủ tiến hành thắp hương và thành tâm khấn vái. Việc này nhằm xin phép thần linh, tổ tiên di dời vật thờ cúng trên bàn thờ xuống. Gia chủ xin đài âm dương để biết tổ tiên đã đồng ý di dời hay chưa. Chỉ tiến hành dịch chuyển khi có sự đồng ý nhất quán.
Thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ
Sau khi đã được sự đồng ý thay bàn thờ, gia chủ hãy rút chân hương theo số lẻ từ bát hương cũ để cắm sang bát hương mới. Đồng thời, đem đèn cầy từ chân đèn cũ sang chân đèn mới. Đồ lễ như linh vị, di ảnh, bát hương, nhang đèn… phải được chuyển sang bàn thờ mới.
Tiếp đó, gia chủ cần tiến hành văn khấn mời chư vị thần linh, tổ tiên,… sang an vị ở bàn thờ mới. Hoa và các chân hương ở bàn thờ cũ phải được đổ ra sông hoặc hòa thành nước tưới cây. Tuyệt đối không vứt bỏ bừa bãi vì nó sẽ ảnh hưởng đến tài lộc gia chủ. Thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ như vậy là đã xong.

Thay bàn thờ mới có phải thay bát hương không?
Thay bàn thờ mới có phải thay bát hương không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Trên thực tế, khi thay bàn thờ thì không nhất thiết phải thay bát hương. Bởi việc thờ cúng nhằm mục đích bày tỏ lòng thành kính, ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên, thần linh.
Gia chủ chỉ nên thay bát hương trong các trường hợp như:
- Bát hương cũ bị hư hỏng, nứt vỡ không phù hợp để thờ cúng.
- Gia chủ muốn thay bát hương để phù hợp với bàn thờ mới, đảm bảo tính thẩm mỹ….
Nếu gia chủ cần thay bát hương mới thì phải thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Làm sạch bát hương bằng khăn ướt tẩm rượu gừng.
- Bước 2: Chuẩn bị tro và thất bảo. Tro bát hương có thể được mua sẵn tại các cửa hàng bán vàng mã. Còn thất bảo chính là các vật phẩm làm bằng đá quý và ngọc, thường thấy ở các tiệm vàng bạc đá quý.
- Bước 3: Bốc tro bỏ vào bát hương theo từng nắm với quy luật sinh – lão – bệnh – tử – sinh.
- Bước 4: Đặt bát hương về vị trí thờ ban đầu.
- Bước 5: Chuẩn bị lễ thay bát hương gồm có hoa quả, hoa tươi, 3 đinh tiền lễ, bánh kẹo, trầu cau, trà, rượu, gao, nước, muối, xôi, chè, bánh bao.
- Bước 6: Thắp hương và báo cáo với thần linh, tổ tiên về việc thay mới bát hương.

Tổng kết
Thủ tục thay bàn thờ mới và những vấn đề cần chuẩn bị đã được Tâm Phát chia sẻ với quý độc giả. Bạn đang muốn tìm kiếm các mẫu bàn thờ, trang trí tranh trúc chỉ, thiết kế và bố trí phòng thờ chuẩn đẹp, phong thủy? Liên hệ ngay với bàn thờ Tâm Phát để được tư vấn và hỗ trợ.
Kiến thức liên quan:
- Dùng bàn thờ cũ có được không? Xử lý bàn thờ cũ như thế nào?
Cung Đình Tâm
CEO Bàn Thờ Tâm Phát
Tôi là Tâm Phát, CEO của Công ty TNHH Thương Mại Nội Thất Tâm Phát trong đó Banthotamphat.com - Website kinh doanh Bàn thờ, Đồ thờ cúng là chủ yếu. Nếu các bạn có đam mê trong cùng lĩnh vực phong thủy và nội thất thờ tự, mời các bạn ghé qua văn phòng chính của bên mình tại Số 33 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội để cùng nhau giao lưu trao đổi kinh nghiệm nhé.